Giới thiệu sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

  •   
  • Hotline: 2523 721 555

Đối tác

Tài liệu

KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU

I/-ĐẶC TÍNH:
 1-Điều kiện sinh thái: 
- Đất đai: do rể trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu,mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ>2,5% rất thích hợp cho cao su. 
+ Vùng đất đỏ:hàm lượng hửu cơ cao khoảng 2,6%. 
+ Vùng đất xám;nghèo hữu cơ (khoảng 1%),do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ.
 - Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5-5,5. Nếu pH>6,5 thì đất quá nhiều bazờ ,có thể độc hại cho cây cao su.



2-Yêu cầu chất dinh dưỡng:

   - Cao su cần N,P,K S,B,Cu,Zn,Fe,Mn…Tuy nhiên nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ.

   - Phần lớn đất trồng cao su là đất xám,qua nhiều năm bị rửa trôi,nên chất hửu cơ thấp và thường thiếu vi lượng.

   - Đất phải có nhiều sinh vật (như giun đất),nhiều VSV( như vi khuẩn Nitrat hóa, mùn hóa)

 

II/-KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU :

       1-Mật độ khoảng cách:

              . Mật độ: 450 cây/ha   . Khoảng cách: 6 x 3 m     . Đào hố: 70 x70 x 70 cm

              . Bón phân hố: - 10 kg phân chuồng ( hoặc 1kg phân Hữu cơ sinh học HVP-ORGANIC)

                             -  0,2 kg Super Lân / hố.

 2-Cách trồng:

     - Trồng tum ghép:tức là bằng gốc rể trần. Cắt rể đuôi chuột,chỉ để dài 60cm; cắt rể bàng sát nách rể trụ. Xử lý bằng chất kích thích ra rể NAA sẽ giúp rể mọc nhanh và nhiều. Dùng tum trần 18 tháng, hoặc tum cắt cao trên 30 tháng(là biện pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản vài năm)

     - Trồng bầu trong túi polyetylen: dùng túi 30x 60 cm,đất trong túi đủ sét để bầu khỏi vở khi cắt bỏ túi.

 

III/-CHĂM SÓC VƯỜN CAO SU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN:

        1-Trồng cây họ đậu che phủ đất: trồng sục sạc,đậu ma,cốt khí…nên trồng giữa 2 hàng cây,cách xa gốc 1,5 m.

        2-Diệt cỏ dại: mỗi năm 3 lần,dung cơ giới diệt cỏ giữa 2 hàng cây vào đầu và cuối mưa. Hoặc dùng thuốc diệt cỏ :Paraquat , Glyphosate , Dalapon…

        3- Cắt chồi, tỉa cành: cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc than trong phạm vi 3m để tạo than nhẳn nhụi. Khi cây cao quá 3 m,nếu mọc cành nhiều thì tỉa bớt,chừa lại 3-4 cành khoẻ. Khi cây 3 năm tuổi, nếu cành lá quá um tùm,tán quá lớn thì tỉa bớt.

        4- Xới xáo, tủ gốc: dùng cỏ khô, lá cây tủ gốc dày 1 lớp 10cm , cách gốc 10cm,phía trên phủ lớp đất mõng 5cm. Chú ý phát hiện mối phá hại.

        5- Bón phân:

               - Trong kiến thiết cơ bản,cao su phát triển thân lá mạnh để bước vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy nhu cầu phân khá lớn,nhiều chất,đăc biệt là NPK,Ca,Mg,và các vi lượng.

               - Nên chia lượng phân thành nhiều đợt bón / năm: 2-3 đợt vào đầu mưa và cuối mưa.

 

                 - Cách bón:

                        +Từ năm thứ1-năm 4;cuốc rảnh hình vành khăn theo hình chiếu tán,bón vào.

                        +Từ năm thứ 5 trở đi:cao su đã giao tán,làm sạch cỏ,rải phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cây,xới nhẹ lấp phân,tránh đứt rể.

        -  Lượng phân:cho cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây)

Tuổi cây

N

P2O5

K2O

MgO

H.cơ HVP-ORGANIC   chuyên cao su

Dưới 1năm

8 (7gUrê/cây)

14(45gApatid)

8(13gK2SO4)

2

200g/cây

Từ 1-3 năm

9(19gUrê/cây)

16(53gApatid)

8(13gK2SO4)

2

300g/cây

Từ 4-6 năm

10(22gUrê/c)

10(34gApatid)

7(12gK2SO4)

2

500g/cây

                    Chú ý:-Caosu non rất cần Lân,nhất là đất xám Đông Nam Bộ.

                        -Ca , Mg nên tập trung bón vào đầu mưa(tháng 5) giúp cây sinh sản mủ.

  IV/-CHĂM SÓC CAO SU THỜI KỲ KINH DOANH:

1-      Làm cỏ : công việcthường xuyên đối với cao su thời kỳ kinh doanh là làm cỏ.Dùng thuốc trừ cỏ rất hiệu quả(Paraquat,Glyphosate, 2,4D…) Không được cày sâu giửa 2 hàng cây cao su.

2-      Bón phân : (dựa theo qui trình kỹ thuật của Tổng Công ty Cao su). Đơn vị tính:kg/ha

 

Năm cạo

Mật độ cây/ha

Hạng đất

Urê

Lân Apatid

Clorua Kali

H.cơ HVP- ORGANIC

Chuyên dung cao su

1-10

450

I

II

III

147

166

186

180

204

228

112

128

143

270 kg/ha

280 kg/ha

300 kg/ha

11-20

350

Các hạng

152

163

70

350 kg/ha

   

3-       Cách bón:

      Trộn đều NPK và Hữu cơ rải thành băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su.     

       Nên bón 2/3 lượng phân vào đầu mưa(tháng 5-6) , phần còn lại bón vào cuối mưa (tháng 9-10)

   

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su

Chuẩn bị kế hoạch, khai hoang và đất trồng

Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khi đã có quy hoạch, cần nắm rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các khu không trồng được như: ao đầm, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi…

Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai phá trong mùa nắng để kịp trồng mùa mưa, khớp với việc sản xuất cây con, mắt ghép, tránh để đất trống, cỏ dại mọc lại, đất dễ bị xói mòn.

Bố trí các lô từ 2 đến 4ha (đồn điền nhỏ) hoặc 25 - 50ha, thậm chí 100ha (đồn điền lớn), có đường lô xung quanh rộng 3-4m thẳng góc với nhau và dẫn đến các đường trục lớn.

Thường phải xây dựng sớm đường sá, công trình chống xói mòn, trồng cây phủ đất sớm, trước mùa mưa. Chừa lại nuôi dưỡng hoặc trồng các băng rừng chống gió (nếu ở vùng có gió to), cố gắng thẳng góc với hướng gió chính, có cả cây cao, cây thấp.

Khoảng cách và mật độ trồng

Mật độ trồng thường là 500-550 cây /ha (sau khi đốn tỉa, loại bớt, còn 450 cây), bố trí theo khoảng cách: 6x3m (555 cây/ha); 6x3,5m (476 cây/ha); 7 x 2,5m (571 cây/ha); 7 x 2,8m (510 cây/ha); 6,7 x 2,7m (544 cây/ha).

Trên đất tốt, nếu cây phát triển mạnh thì trồng thưa, trên đất xấu thì trồng dày. Có nhiều cách bố trí theo ô vuông, chữ nhật, tam giác đều, nanh sấu…; trong đó cách nanh sấu (6 x 3m) là thích hợp nhất vì sự phân phối trong không gian rất đều.

Trồng ở đất dốc

Khi đất dốc hơn 8% (khoảng 5 độ), nhất thiết phải thực hiện các công trình chống xói mòn vì vùng trồng cao su thường có nhiều mưa. Từ 8 đến 20% (tức là từ 5 độ đến 12 độ), cần phải trồng theo đường đồng mức; trên 20% (tức trên 12 độ dốc), phải làm bậc thang theo đường đồng mức để trồng.

Trên đất dốc, nhằm cản trở dòng chảy, mọi công trình (cắm hàng cây, trồng cây phủ đất, làm đường đào mương, đắp bờ…) đều phải thiết kế theo đường đồng mức và phải thực hiện ngay sau khi đã dọn đất xong. Cứ độ chênh mặt đất lên xuống 1m thì đào một mương sâu 40cm, đắp một bờ cao 40cm ở dưới theo đường đồng mức, song song với các hàng cao su. Mương thường là “mù”, nghĩa là từng đoạn ngắn 2m, sẽ thu giữ nước và đất màu bị trôi theo dòng nước, hàng năm vét đất màu đó rải lên mặt tầng.

Ở miền Nam, lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, lại mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10), có những tháng dồn dập nhiều cơn mưa tầm tã, mỗi năm có hàng trăm tấn đất màu bị cuốn trôi khiến cây cao su có thể bị trốc gốc. Vì vậy, dù phải tốn kém nhiều, chúng ta cũng không được coi nhẹ công tác chống xói mòn, bảo vệ đất.