2.1.2. ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài,
cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh
sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao,
nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long.
2.1.3.
Nước
Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi như
chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao. Do vậy, để cây
phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong
thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là
800 - 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả.
2.1.4.
Đất đai
Thanh
long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu,
đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để
trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước
tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị
nhiễm mặn.
2.2.
Thiết kế vườn
2.2.1.
Chuẩn bị đất trồng
Vùng
đất thấp như ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần đào mương lên líp nhằm xả
phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2 m, líp rộng 6-7 m. Sau đó
trồng cây trụ, lên mô và bón lót. Kích thước mô: 80 x 30 cm. Líp nên thiết kế
theo hướng Bắc – Nam và trồng cây theo kiểu nanh sấu (giữa các hàng thì cây
của hàng kế tiếp phải trồng so le) nhằm tận dụng cao nhất ánh sáng mặt trời
của hướng Đông – Tây giúp tăng năng suất thanh long.
Vùng
đất cao nên đào hố, kích thước hố 80 x 30 cm. Chọn nơi có nguồn nước suối hoặc
nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng.
2.2.2.
Trồng cây chắn gió
Đối
với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió, có
thể trồng các loại cây như: mít, dừa,... trồng thẳng góc với hướng gió để làm
giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long.
2.2.3.
Trồng cây trụ
Cần
chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng
cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu
được nắng mưa, lâu mục. Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới hiện tượng phá
rừng, vì vậy, trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được khuyến cáo hiện nay,
trụ có cạnh ngang hay đường kính 12- 20cm, trụ cao cách mặt đất 1,5-1,6m, đối
với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5m, phía trên trụ có 4
cọng sắt ló ra dài 30-40 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho
thanh long.
Cần
chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh
dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao
tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ.
2.2.4.
Chuẩn bị hom giống để trồng
Cành
được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe, và phải đạt các tiêu
chuẩn sau:
+
Tuổi cành từ 6 - 24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để
hạn chế thối cành.
+
Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50 cm.
+
Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
+
Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
Sau
khi chọn cành xong, phần gốc cành 2-4 cm được cắt bỏ phần vỏ cành chỉ để lại
lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng
mát khoảng 10-15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng thẳng không qua giai
đoạn giâm cành.
2.2.5.
Mật độ - Khoảng cách trồng
Khoảng
cách trồng 3,0 m x 3,5m hay 3,0m x 3,0m. Mật độ trồng 70-100 trụ/1000m2.
Có thể trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, cần bảo đảm cho thanh long
nhận đầy đủ ánh sáng.
2.3.
Giống trồng
Thanh long ở Việt Nam hiện
có rất nhiều giống/ dòng, tuy nhiên giống hiện trồng phổ biến và đang xuất
khẩu trên thị trường là thanh long ruột trắng, chúng có khả sinh trưởng và
phát triển tốt trong điều kiện ở Việt Nam, cho năng suất cao, hình dạng quả
đẹp, thịt quả màu trắng, thời điểm ra hoa từ tháng 4-9dl, thời gian từ đậu
quả đến thu hoạch 28- 35 ngày.
2.4.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.4.1.
Thời vụ trồng
Tùy
theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp:
-
Tháng 10-11dl: thời gian này có thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào vì đây
là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này tránh
được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ nước tưới cho cây vào
mùa nắng.
-
Tháng 5-6 dl: Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng
5-6dl) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc.
2.4.2.
Cách đặt hom
+
Đặt hom cạn 2-4cm, đặt phần lỏi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để
tránh thối gốc.
+
Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ và
bám sát vào cây trụ.
+
Cột hom sát vào cây trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
+
Mỗi trụ đặt 3-4 hom.
2.4.3.
Tưới nước
Tuy
thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm giảm khả năng
sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện của sự thiếu nước
là: cành mới hình thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị teo lại và
chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao >80%,
quả bé. Do đó, cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy theo ẩm độ đất mà chu
kỳ tưới cho cây có thể thay đổi 1-7 ngày/lần.
2.4.4.
Tủ gốc giữ ẩm
Tủ
gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ lục bình,..
tủ cách gốc 5 - 10 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng
thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
2.4.5.
Tỉa cành và tạo tán
2.4.5.1
.
Tạo tán
Mục
đích là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành
nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít bị sâu bệnh tấn
công. Cây có dạng hình tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.
2.4.5.2
. Tỉa cành
Tỉa
cành nhằm tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng.
-
Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát
triển tốt, áp sát cây trụ.
-
Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành
sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu,
cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong
tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt cành giúp cành
phát triển tốt và nhanh cho quả.
-
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị
sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán.
2.4.6.
Cỏ dại
Cỏ
dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh,
trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc thanh long.
Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã
được cho phép sử dụng trên thị trường).
2.4.7. Phân bón
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh
trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây khác nhau
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
1-2 năm đầu sau khi trồng.
Tùy theo sinh trưởng và phát triển
của cây mà cung cấp phân cho cây mục đích tạo điều kiện tối hảo cho cây khỏe,
phát triển tốt và cho năng suất cao sau này.
- Bón lót: 15-20kg phân chuồng
hoai, 500g super lân. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay
thế 15-20 kg phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh Khang Nông từ 2-5kg
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Một tháng sau khi trồng, tưới
25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-0/trụ, tưới xung quanh gốc cách
gốc 5-10cm, 2 tuần/lần.
- Bón thúc 100g Urea + 100g
20-20-15/trụ vào các giai đoạn 3 tháng sau khi trồng, sau đó cứ 3 tháng bón
một lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g 20-20-15/trụ
- Cách bón: xới nhẹ, rãi xung
quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi
cây.
+ Giai đoạn kinh doanh:
từ năm thứ 3 trở đi
* Phân hữu cơ:
- Lần 1: (Sau khi thu hoạch) bón
5-10kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,5-1,0kg/trụ phân hữu cơ vi sinh.
- Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón
0,5-1,0kg phân hữu cơ vi sinh/trụ.
- Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5-1,0kg
phân hữu cơ Vi sinh.
Ghi chú:
có thể sử dụng các loại phân chuồng hoai mục (5-10kg/trụ)
hoặc 0,5-1,0 kg các dạng phân hữu cơ vi sinh đã được cho phép bán trên thị
trường.
* Phân hóa học:
- Liều lượng bón:
+ Đối với vườn thanh long từ 3-5
năm tuổi: theo công thức 500gN + 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm
tương đương 1,08kg Urea + 3,6kg lân super + 0,83kg KCl.
+ Đối với vườn thanh long từ 5 năm
tuổi trở lên, bón lượng phân là: 750gN + 500gP2O5 +
750gK2O/trụ/năm tương đương 1,63kg Urea + 3,6kg lân super + 1,25kg
KCl.
- Cách bón: rãi đều trên mặt đất
xung quanh trụ thanh long, xới nhẹ cho hạt phân lọt xuống đất hoặc phủ lên
bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ bằng rơm rạ hay cỏ khô, sau khi rãi phân cần
tưới nước cho phân tan.
- Thời gian bón: Chia làm 8 lần
bón
Lần
1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9 đầu
tháng 10dl) hoặc có thể áp dụng khi đã thu hoạch 80% số lượng quả trên vườn.
Bón 3,6kg phân lân + 200g Urea/trụ (cây từ 3-5 năm tuổi) hoặc 3,6 kg
phân lân + 300g Urea (cây >5 năm tuổi)
Lần
2: cuối tháng 12 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm
tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi).
Lần
3: cuối tháng 2 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm
tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi).
Lần
4: cuối tháng 4 dương lịch. Bón 100g Urea + 100g KCl/trụ (cây 3-5 năm
tuổi) hoặc 300g Urea + 250gKCl (cây >5 năm tuổi).
Từ
lần 5- lần 8 cứ mỗi tháng/lần với liều lượng và loại phân như lần 4.
Ghi chú:
- Có thể thay thế phân đơn bằng các loại phân hỗn hợp khác.
- Có thể sử dụng phân NPK chuyên
dùng cho cây ăn trái thay thế phân đơn như sau:
Lần 1:
ngay sau khi kết thúc thu hoạch (cuối tháng 9 đầu tháng
10dl). Bón 0,5kg NPK 20-20-15/trụ
Lần 2:
cuối tháng 12dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng/trụ.
Lần 3:
cuối tháng 2dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng /trụ.
Lần 4:
cuối tháng 4dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng /trụ.
Từ lần 5 đến lần 8 (mỗi tháng 1
lần) bón 500g NPK/trụ.
Như vậy: Tổng lượng phân bón cho 1
vụ/năm/trụ sẽ là:
520gN
+ 590g P2O5 + 495g K2O/trụ
* Phân bón lá:
- Hiện nay, C
ác
Công ty chuy
ên sản xuất
đã nghiên cứu và cho ra c
ác
sản phẩm phân bón KN-ST rất phù hợp với cây
thanh long, loại phân này kích thích tăng tỷ lệ đậu trái, chống rụng nụ, thối
hoa, cứng tai, dày tai, mau lành miệng trái và trái lớn nhanh. Do vậy, từ sau
khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, tiến hành phun phân bón lá KN-ST, thời
gian phun cách nhau 10-15ngày, 20g/bình 16 lít nước. .
2.4.8.
Xử lý ra hoa
Cây
thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở
miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9dl vì số giờ chiếu sáng trong
ngày >12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào
giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay
là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong
một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.
Phương
pháp chiếu đèn
Tùy
theo mùa vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi, số giờ
chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu
đèn và số giờ đốt đèn trong đêm càng tăng, số đêm chiếu sáng từ 15-20 đêm
đồng thời số giờ chiếu sáng/đêm từ 6-10 giờ là thanh long có thể ra hoa. Thời
gian từ khi ra nụ đến khi hoa nở từ 18-21 ngày và từ khi hoa nở đến lúc thu
quả từ 28-35 ngày. Do đó, tùy theo mục đích và nhu cầu quả trên thị trường mà
nhà vườn quyết định thời gian xử lý ra hoa. Loại bóng đèn chiếu sáng có thể
sử dụng là loại bóng đèn tròn 75-100W, khoảng cách hợp lý nhất từ bóng đèn
đến cành thanh long là 0,5-1,0m.
3. Bón phân hữu cơ:
+
Lần 1: Trước khi thắp đèn một tháng bón 5 kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,5kg
phân hữu cơ vi sinh/trụ
+
Lần 2: Trước khi thắp đèn 15 ngày, bón 0,5kg/trụ phân hữu cơ vi sinh.
+
Lần 3: Sau khi nụ xuất hiện bón 0,5kg/trụ phân hữu cơ vi sinh.
Ngoài ra, có thể sử dụng các chế phẩm
sinh học khác nhằm kích thích thanh long ra hoa trái vụ nhưng cần tính toán
hiệu quả kinh tế và vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn môi trường sinh thái.
2.4.11.
Tỉa hoa, quả: chọn 2-4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành, các hoa còn lại
tỉa bỏ, nên chọn các hoa trên cùng một cành ở 2 mắt xa nhau. Sau khi hoa nở
5-7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1-2 quả, chọn các quả phát
triển tốt, không dấu vết sâu bệnh và không bị che khuất trong bóng mát.
2.4.12.
Bao quả: Nhằm tạo quả thanh long có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút
của côn trùng, có thể dùng bao ni lon để bao quả thanh long.
Thời
gian bao: sau khi hoa thụ phấn vài ngày, lúc cánh hoa vừa héo hoặc rụng. Nếu
cánh hoa chưa rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả.
Phương
pháp bao: bao ni lon được cắt phần dưới đáy bao ở hai bên gốc đáy, cách gốc
bao 2cm, cắt sâu vào trong bao khoảng 2cm, mục đích cho hơi nước thoát ra khi
quả hô hấp, dùng dây thun cột miệng bao dính vào cành thanh long.
4.
Thu hoạch và bảo quản
4.1.
Thu hoạch
Thanh
long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất
lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn
Thu
hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào
quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng và
thời gian bảo quản
Hái
quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để
trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu
ngoài vườn
Không
đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh
Không
chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy,
lá, tránh ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm
4.2. Bảo quản
Nhiệt
độ 5oC, ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20-30
lổ bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40-50
ngày. Ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một
tuần.
|